Thông thường, chúng ta hay nghe đến bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi mề đay chứ ít khi nghe đến cụm từ bệnh mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những chứng bệnh ngoài da khá phổ biến. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm bệnh mề đay mãn tính vô căn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh như thế nào nhé!
1. Cần hiểu rõ mề đay mãn tính vô căn là bệnh gì?
Bệnh mề đay mãn tính vô căn là chứng bệnh nổi mề đay với thời gian dài, thông thường kéo dài hơn 6 tuần. Kèm theo đó là những dấu hiệu và triệu chứng phức tạp, đặc biệt là rất khó phát hiện được nguyên nhân chính gây bệnh. Mề đay mãn tính vô căn có thể xuất hiện ở đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn thường hay gặp ở phụ nữ mang thai.
Cụm từ “Vô căn” ở đây có nghĩ là vô căn cứ, không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các phán đoán thì bệnh phát triển là do hệ quả của sự tác động nhiều yếu tố như:
Bạn đã biết ? Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không ?
+ Cọ xát hoặc gãi: Đây là nguyên nhân thường hay gặp nhất của chứng bệnh mề đay mãn tính vô căn. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong vài phút ở chỗ bị cọ xát hoặc trầy xước, có khi kéo dài hơn 1 giờ.
+ Do áp lực: Mề đay do áp lực, các vết mề đay sẽ xuất hiện sau khoảng 6-8 giờ kể từ khi bị đè nén và tác động.
+ Do thay đổi nhiệt độ đột ngột: Mề đay xuất hiện có thể do thời tiết lạnh đột ngột hoặc do nhiệt độ trong cơ thể cao hơn khi tập thể dục, đổ mồ hôi, tắm nước nóng.
+ Mề đay mãn tính vô căn cũng có thể xuất hiện do sự tác động của các yếu tố như sử dụng thuốc giảm đau, bia rượu, ánh sáng mặt trời, côn trùng.
2. Những triệu chứng cơ bản của mề đay mãn tính vô căn
Ngoài những triệu chứng như các thể mề đay thông thường hay gặp, thì mề đay mãn tính vô căn còn có những triệu chứng cơ bản sau đây, chúng ta có thể tham khảo để biết cách phân biệt đúng bệnh.
+ Tổn thương trên da: Tình trạng do đỏ ửng, nổi mẩn ngứa và kèm theo đó là ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trên bề mặt da. Ngoài ra, bề mặt da còn bị sưng và nổi những nốt màu hồng tròn khoanh dễ nhìn thấy trên da.
+ Sưng phù nề: Bị sưng niêm mạc mắt, môi, bộ phận sinh dục, bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, người mệt mỏi, tụt huyết áp, sốt nhẹ.
→ Lưu ý: Hầu như những triệu chứng của mề đay mãn tính vô căn thường diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, lại có thể bùng phát thành nhiều đợt liên tiếp trên nhiều vùng da khác nhau. Thời gian kéo dài mỗi đợt khoảng từ 10-20 tiếng hoặc đôi khi cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Các cơn ngứa thường xuất hiện dai dẳng và ngứa nhiều về chiều tối và ban đêm.
3. Điều trị và phòng ngừa mề đay mãn tính vô căn hiệu quả
Khi không may mắc phải chứng mề đay mãn tính vô căn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, từ đó mới có được phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả. Thông thường, khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp xét nghiệm như: Xét nghiệm tổng thể, xét nghiệm chức năng của gan, xét nghiệm sinh thiết, huyết thanh. Từ đó, mới có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra được biện pháp xử lý đúng đắn.
Bài được quan tâm : Bài thuốc đặc trị bệnh mề đay mẩn ngứa của dòng họ Đỗ Minh
Trong quá trình điều trị bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc cơ bản như sau: Thuốc kháng histamin, thuốc corticoid, thuốc tim truyền tĩnh mạch.
∗ Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ, mề đay mãn tính vô căn không hẳn chỉ uống thuốc là khỏi, mà người bệnh cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, kiêng cử, tập luyện thì bệnh mới nhanh khỏi được, cụ thể như:
+ Tránh chà xát và gãi ngứa quá nhiều, vì cũng chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời, và khiến cho các đám mẩn ngứa lan rộng hơn, ngứa nhiều hơn. Đồng thời, gãi mạnh sẽ gây rách da, nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
+ Nên kiêng gió, kiêng nước vì đây là những nhân tố khiến cho bệnh nặng nề hơn. Khi ra đường nên mặc quần áo che kín người, hạn chế tiếp xúc với nước trong quá trình mắc bệnh.
+ Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, thịt bò, thịt gà, thực phẩm chứa chất kích thích và cay nóng, vì chúng sẽ khiến cho bệnh nặng hơn và dễ khởi phát.
+ Tránh lạm dụng thuốc uống hoặc bôi cắt cơn ngứa, vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với gan, thận, nhờn thuốc, khó lành bệnh.
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm sạch để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
+ Tạo cho cơ thể một cảm giác thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress vì có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
+ Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát, nên sử dụng các loại quần áo có vải mềm, chất liệu tự nhiên.
+ Hạn chế trang điểm, sử dụng mỹ phẩm vì hầu hết những sản phẩm này đều chứa chất hóa học bảo quản không tốt cho da.
Mong rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh mề đay mãn tính vô căn gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh như thế nào? Để từ đó biết cách xử lý khi mắc bệnh, phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả hơn!
→ Có thể bạn đang muốn biết:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!