Hiện nay có khá nhiều người quan tâm đến vấn đề điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn, vì những chứng bệnh này gây mụn mủ, ngứa ngáy và nguy cơ gây tình trạng bội nhiễm rất cao.
Để biết được cách điều trị chứng chốc lở thì mời bạn đọc cùng Chuatrimedaymanngua tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây:
3 cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn được áp dụng nhiều
Bệnh chốc lở là hội chứng nhiễm trùng bề mặt da, bệnh này thường gặp khá phổ biến ở trẻ em, thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở người lớn. Bệnh nếu có điều kiện thì rất dễ dàng lây lan ở những khu đông dân cư, nơi công cộng… Do đó, nhà trường và nhà trẻ là môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của bệnh này.
Chốc lở thường xuất hiện dưới dạng các vết phồng rộp nhỏ trên da và dần dần trở thành các vết loét đỏ sưng tấy gây ngứa da, sau vài ngày chúng sẽ vỡ ra và rỉ mủ. Đây là thời điểm bệnh chốc lở dễ lây khi tiếp xúc với da lành.
Bệnh chốc lở có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu không được can thiệp y tế, do đó bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Hãy cùng theo dõi những cách điều trị bệnh chốc lở dưới đây:
1. Điều trị bằng Tây y
Tùy vào từng mức độ và tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị đúng thuốc để mang lại hiệu quả cao, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tây như:
- Dùng dung dịch thuốc màu như Milian, Castellani để diệt khuẩn, làm khô các vết thương. Người lớn thường dùng Castellani, trẻ em thì sử dụng Milian để không gây kích ứng và cảm giác rát buốt. Dung dịch màu thường dùng đối với tổn thương chốc lở ở giai đoạn đầu hình thành mụn nước, bọng nước.
- Thuốc mỡ có kháng sinh như mỡ Gentamycin, Mupirocin, Neomycin, Acid fusidic. Tiến hành bôi thuốc 1 – 2 lần trong ngày với lượng vừa đủ. Không nên dùng thuốc mỡ cho các tổn thương chảy nhiều dịch, mà nên dùng thuốc dung dịch bôi đến khi vết thương khô thì sau đó mới dùng thuốc mỡ.
- Thuốc Cream có chứa kháng sinh và Corticoid nhẹ như: Fucidin H, Neocortef, Fucicort… được dùng trong giai đoạn viêm nhiều. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì các thành phần của thuốc này dễ gây tác dụng phụ như teo da, giãn mạch… nên không dùng những loại thuốc này trên diện rộng, da mỏng, nhiều nếp gấp…
- Ngoài ra, có thể dùng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để ngâm vùng tổn thương hoặc tắm để mang đến hiệu quả diệt khuẩn, làm khô các tổn thương, chảy dịch.
- Sử dụng kết hợp thêm các loại lotion giữ ẩm cho da như Cetaphil, Eucerin, Lactacid… giúp da sạch sẽ, tránh khô da.
2. Điều trị bằng Đông y
Các phương pháp Y học cổ truyền giúp ôn kinh, nhuận trường, điều kinh, chỉ thống… giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, giảm đau ngứa và các tình trạng viêm nhiễm khi bị chốc lở. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa chốc lở được ứng dụng hiệu quả dưới đây:
#Bài thuốc uống:
Bài thuốc này giảm ngứa ngáy và hạn chế kết mụn mủ gây tình trạng chuyển biến nặng hơn. Nếu kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm tê ngứa và đem đến hiệu quả điều trị bất ngờ.
- Hoàng cầm 8g
- Hoàng bá 10g
- Nhân sâm 6g
- Trúc diệp 12g
- Chi tử 12g
- Hoàng liên 8g
- Cam thảo 5g
- Ngạnh mễ 12g
- Bán hạ 10g
- Mạch môn 10g
- Thạch cao 8g
Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đem đi sắc với 600ml nước cạn còn 100ml nước (tương đương 1 chén thuốc) và uống khi thuốc còn ấm. Uống trước bữa ăn hoặc khi đi ngủ khoảng 30 phút, ngày sắc 3 lần cho một thang thuốc; Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày để đem lại kết quả như mong đợi.
#Bài thuốc bôi:
Bài thuốc bôi theo Đông y có thể giúp ngừng chảy dịch, nhanh chóng khô vết thương và giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị đúng như mong đợi.
- Bồ kết khô 7 trái
- Gừng tươi 1 củ
- Lá chè xanh 20g
Cho tất cả các vị thuốc vào ấm nấu sôi với 30ml nước trong 3 phút, sau đó để cho nước nguội bớt và đem nước đi vệ sinh vùng da chốc lở.
Sau đó cho 3 quả bồ kết khô và 12g nghệ tười giã nhuyễn rồi trộn lại và rắc lên vùng tổn thương do chốc lở để nhanh kết vảy và ngừng chảy dịch.
3. Chữa chốc lở theo dân gian
Việc điều trị chốc lở để hạn chế các mụn mủ, vết phồng rộp hoặc phát ban còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có khá nhiều cách chữa chốc lở trong dân gian được đánh giá cao về hiệu quả nếu biết áp dụng phù hợp:
#Giấm
Giấm có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổ chức da, giúp giữ cho da sạch sẽ và có tác dụng cao trong việc sát khuẩn.
Người bệnh có thể tự tạo ra dung dịch kháng sinh bằng giấm trắng để ngăn chặn sự lan rộng của vùng da nhiễm bệnh, giúp chúng mau khô và khô viêm nhiễm.
- Trộn 1 thìa giấm với 2 cốc nước ấm, sau đó lấy bông sạch thoa nhẹ lên vùng bị viêm nhiễm.
- Vỗ nhẹ lên vùng da lành xung quanh để dung dịch thấm nhanh hơn. Sau đó lấy gạc phủ kín vết thương.
- Tiến hành thoa ngày 2 – 3 lần cho vết thương nhanh lành. Trong thời gian này không cọ rửa hay chà sát khiến vùng da bị tấy.
#Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuốc, nó còn được biết đến là vị thuốc giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng khá hiệu quả, giảm đau ngứa tức thời.
- Cho 2 – 3 tép tỏi đập giập vào chảo rang lên cùng 2 thìa dầu vừng (hoặc dầu lạc) rồi để nguội.
- Sau đó lọc lấy dầu rồi bôi lên vùng da bệnh khoảng 2 lần mỗi ngày để giảm tổn thương.
- Người bệnh có thể ăn thêm vài múi tỏi sống để hạn chế tình trạng bệnh phát triển thêm nữa.
#Lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa những hoạt chất kháng khuẩn mạnh, giúp giảm viêm và làm lành vết thương hiệu quả. Người lớn hoặc trẻ nhỏ bị chứng chốc lở có thể áp dụng các cách điều trị như sau:
- Chọn khoảng 5 – 7 lá tía tô tươi đem vò nát rồi cho thêm chút muối vào nấu chúng với 200ml nước. Sau đó để nguội rồi rửa sạch vùng da bị chốc lở.
- Giã nát lá tía tô rồi đắp trực tiếp lên vùng da bệnh trong 20 phút, cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.
Những mẹo chữa chốc lở ở trẻ em và người lớn trên đây được dùng khá nhiều và hiệu quả mang đến hầu như được kiểm định. Hy vọng bệnh nhân có thể chọn một phương pháp phù hợp cho bản thân, sau đó tiến hành thực hiện để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng chốc lở.
Chúc bạn nhanh bình phục!
Đỗ Phong
Tìm hiểu thêm:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!